Trong quy trình SEO, một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất là phân tích từ khóa. Vì sao nó quan trọng và cách thực hiện nó như thế nào? Hãy cùng khám phá nhé.
Xem thêm khóa học seo của chúng tôi nhé.
Phân tích từ khóa là gì?
Nói một cách đơn giản, phân tích từ khóa (hay còn gọi là nghiên cứu từ khóa) là quá trình tìm hiểu, phân tích để tìm ra được danh sách những từ khóa nào cần SEO một cách triệt để và hiệu quả nhất.
Khóa học seo |
Vì sao cần phân tích từ khóa?
Hiểu được người dùng, và khách hàng tiềm năng
Cơ cấu danh mục website cho hợp lý
Tạo ý tưởng viết bài
Tối ưu hóa onpage cho những từ khóa cần thiết
Lên chiến lược xây dựng liên kết
Các bước phân tích từ khóa:
Về cơ bản phân tích từ khóa gồm có 4 bước như sau:
Tìm từ khóa chủ quan
Tìm từ khóa khách quan (mở rộng danh sách từ khóa)
Đánh giá độ khó, độ hiệu quả của từ khóa
Quản lý từ khóa (phân nhóm, sắp xếp thứ tự ưu tiên làm SEO…)
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu cách làm của các bước này.
1. Tìm từ khóa chủ quan
Từ khóa chủ quan là những từ khóa mà chúng ta nghĩ ra mà không cần tới sự trợ giúp của các công cụ khác. Bước này là một bước rất dễ làm và hầu như ai cũng làm được. Một trong những cách đơn giản nhất là “đoán” xem người hoặc khách hàng sẽ tìm sản phẩm, dịch vụ, bài viết của mình bằng những từ khóa nào. Hoặc chúng ta có thể tìm những từ khóa này thông qua việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Bạn đang kinh doanh ngành nghề gì?
Sản phẩm / dịch vụ của bạn?
Đặc trưng của sản phẩm của bạn là gì?
Khách hàng của bạn là ai? ở đâu?
…
Nói chung là những câu hỏi tập trung vào sản phẩm và khách hàng tiềm năng của bạn
2. Mở rộng danh sách từ khóa
Những từ khóa ở bước 1 (tìm từ khóa khách quan) chỉ dựa vào những suy nghĩ chủ quan của mình. Đây chỉ là suy nghĩ của một người trong vô số những khách hàng tiềm năng của mình. Vì sao? Vì mình chỉ là một trong số rất nhiều người tìm kiếm và những từ khóa của khách hàng tiềm năng của bạn có thể khác, thậm chí rất khác so với những từ khóa bạn nghĩ ra ở bước 1. Thậm chí rất nhiều từ khóa tìm được ở bước 2 này dễ SEO hơn, lượng tìm kiếm nhiều hơn nhiều 😉
Hãy sử dụng những công cụ sau đây để tìm từ khóa khách quan nhé:
Google Suggest
UberSuggest
Google Keyword Planner
Google Trends
Hãy cố gắng tìm càng nhiều từ khóa càng tốt. Tối thiểu bạn nên chọn ra danh sách hơn 100 từ khóa. Mục tiêu của chúng ta là:
Không để sót khách hàng tiềm năng
Đánh đúng trọng tâm khách hàng. Tức là những từ khóa mà khách hàng tiềm năng không tìm kiếm thì không nên chọn
3. Đánh giá độ hiệu quả của từ khóa
Trước khi chúng ta tiếp tục, hãy suy nghĩ về hai chữ “hiệu quả”. Từ khóa hiệu quả là từ khóa nên có đặc điểm sau
Nhiều người tìm kiếm
Dễ làm SEO hoặc ít người cạnh tranh
Trong phần này tôi sẽ giới thiệu cho các anh chị cách mà hiện giờ rất nhiều người sử dụng nhất để đánh giá độ hiệu quả, đó là sử dụng KEI (PS: Tôi/công ty tôi có cách riêng để đánh giá. Nhưng tôi sẽ viết ở một bài khác)
KEI là từ viết tắt của cụm từ Keyword Efficiency Indicator, dịch nôm na là chỉ số hiệu quả của từ khóa.
KEI = Sv*Sv/C
Sv (search volume): Lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng của từ khóa. Thông số này có thể dễ dàng có được sử dụng công cụ Google Keyword Planner
Lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa
C (competitors): Số lượng website cạnh tranh. Có nhiều cách tính thông số này, cách nhiều người hay dùng bây giờ là sử dụng toán từ tìm kiếm allintitle. Giả sử đang xét cho từ khóa “truyện cười ngắn“, hãy nhập vào ô tìm kiếm của Google đoạn sau:
Toán tử này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm những trang mà title có chứa từ “truyện cười ngắn”. Như kết quả đưa trên, chỉ số C của từ khóa “truyện cười ngắn là 40.600.
Như ví dụ trên KEI của từ khóa “truyện cười ngắn” là: KEI = 3600*3600/40600 = 319,2
Bạn phải tìm thông số KEI cho tất cả các từ khóa mà bạn đã có từ 2 bước trước. Hơi mất thời gian nhưng mà cố lên. Giờ mất thời gian nhưng nếu bạn làm bước này tốt thì sau này SEO rất dễ, rất nhẹ nhàng và độ hiệu quả mang lại rất cao.
4. Gom nhóm, sắp xếp thứ tự từ khóa
Bước này tôi sẽ để cho các bạn tự làm nhé. Vì mỗi người có một cách phân loại từ khóa khác nhau (dựa trên danh mục sản phẩm, loại dịch vụ…) và dựa trên độ hiệu quả của từ khóa (KEI). Đơn giản nhất là chọn từ khóa nào có chỉ số KEI cao làm trước.
Nguồn tham khảo khác:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét